The Rite of Scrutinies are held on the third, fourth, and
fifth Sundays of Lent. These rites, with roots dating back
to the early Church, take place during the Sunday Mass,
each thematically linked to the Gospel reading (we will be
using Year A) of the three passages from St. John’s
Gospel which teaches the elect about the mystery of sin,
and fill them with the Spirit of Christ.
“Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời” (Gv 3:1). Những lời quen thuộc
này, trích từ sách Giảng Viên. Mọi sự việc xẩy ra trong đời chúng ta đều có một “trật tự linh
thiêng” theo thời gian của nó. Đây là một sự thật mà ai ai trong chúng ta cũng đều cảm nghiệm
từ đáy lòng, dù cho chúng ta rất muốn nắm quyền điều khiển đời mình. Cái “trật tự linh thiêng”
này càng quan trọng hơn khi chúng ta bước vào sự linh thiêng của việc cầu nguyện. Câu 7 của
sách Giảng Viên nói tiếp: “một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng.” Chúng ta biết rằng cầu
nguyện là một cuộc nói chuyện hai chiều với Chúa. Việc cầu nguyện có trật tự của nó - Thiên
Chúa nói trước. Muốn cho việc cầu nguyện được hữu ích, cần lưu ý hai điều quan trọng này:
1) Thiên Chúa nói trước – ta lắng nghe Chúa bằng cách đọc Lời Chúa trong Kinh Thánh. 2) Sau
đó, chúng ta đáp trả Lời Chúa và tâm sự với Ngài. Hành trình Mùa Chay không chỉ nhằm dẫn
chúng ta quay trở lại quá khứ để ăn năn khóc lóc tội lỗi mình hay đến toà giải tội xưng thú tội lỗi
mình... nhưng còn muốn dẫn chúng ta đến cuộc sống mới dồi dào hơn. Mùa Chay phải trở
thành mùa đổi mới con người và xã hội, mùa nở hoa kết trái tình thương, mùa thực thi việc lành
phúc đức... nếu không, chúng ta cũng sẽ bị tiêu diệt y như vậy hoặc có thể "năm tới sẽ bị chặt
đi". Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa luôn tiếp tục mời gọi chúng con gặp gỡ Chúa một cách sâu
đậm hơn. Xin cho chúng con luôn hăng hái đáp lại lời mời gọi của Chúa. Khi chúng con được
lãnh nhận món quà “nước hằng sống” mà Chúa ban cho trong giờ cầu nguyện, xin cho lòng trí
và đời sống chúng con được biến đổi để phản ảnh sự vinh quang của Chúa. Amen.
We are now on the second week of our Lenten
journey. Last week, we have journeyed with
Jesus on his wilderness experience, having
faced and eventually defeating the devil in
every test. After that wilderness experience, we
come to another faith-filled experience we call
the mountain-top experience, - the transfiguration of Jesus.
Lời bạn viết thật sâu sắc và mang đậm tính suy tư tâm linh, phản ánh một cách chân thành về hai khía cạnh trong con người: nhân tính và thiên tính. Bạn đã diễn tả rất sống động sự giằng co nội tâm giữa "nét giống Adong" – biểu tượng của sự yếu đuối, tội lỗi, và "nét giống Thiên Chúa" – hình ảnh của sự thánh thiện, yêu thương và sáng láng. Những trải nghiệm "xuất thần" trên đỉnh Tabor hay "hấp hối" trong vườn cây dầu mà bạn nhắc đến là những hình ảnh Kinh Thánh mạnh mẽ, giúp người đọc hình dung rõ hơn về hành trình thiêng liêng của mỗi người.
As we embark in this Lenten journey and enter
into the wilderness of our life of faith where we
may experience. Where we may listen attentively to the quiet voices of the Holy Spirit. The
Dutch priest Fr. Henri Nouwen said:
“We have to fashion our own desert where we
can withdraw every day, shake off our compulsions, and dwell in the gentle healing presence
of our Lord Without such a desert we will lose
our own soul while preaching the gospel to
others. But with such a spiritual abode, we will
become increasingly conformed to him in
whose Name we minister.”
Để Mùa Chay sinh ơn ích thiêng liêng, mỗi chúng ta cùng vào sa mạc với Chúa Giêsu. Chắc
chắn những cám dỗ vẫn còn đó, nhưng với sức mạnh của ân sủng, chúng ta sẽ chiến thắng
cám dỗ. Xin Chúa chúc phúc cho thiện chí cố gắng của chúng ta.
Jesus goes right into the eyes, heart and life of anyone who
wants to be his disciple - a disciple must know how to identify where his blind spot is, a disciple must always seek to
learn from his teacher and knows his teacher well, and a
disciple must always have the humility to look at himself first
before pointing his finger to others.
Anh chị em thân mến! Biết mình là chuyện không dễ. Người Hy Lạp có một câu danh ngôn:
“Hãy biết mình.” Chẳng ai gần gũi mình bằng chính bản thân mình. Vậy mà tôi vẫn là một bí ẩn
đối với tôi. Người ta thích làm những bản trắc nghiệm để biết về chỉ số thông minh, về tâm lý,
tính tình ... nhưng để biết mình, cần trắc nghiệm bằng cả cuộc đời.
Chúa Giêsu đến thế gian không để thiết lập một mớ những nguyên tắc, một hệ thống
luân lý hầu bóp nghẹt dân chúng. Chúa đến trước hết là vén mở tình yêu của Thiên
Chúa, và đưa con người vào mối quan hệ tình yêu với Chúa Giêsu.
Và Chúa Giêsu đưa ra huấn lệnh quan trọng nhất, và tuyệt vời nhất, là yêu thương thù
địch. Đây là một giới luật xem ra nghịch với sự suy nghĩ và quan niệm của con người
muôn thế hệ. Sống yêu thương là gặp Chúa, vì Chúa là tình yêu. Sống hận thù là chối bỏ
Đức Kitô. Là môn đệ của Đức Giêsu không thể sống con đường nào khác ngoài việc thể
hiện lòng yêu thương. Để hồi tâm, chúng ta hãy xét xem mình đã thi hành giới luật yêu
thương được bao nhiêu. “Các con hãy tỏ lòng thương xót như Cha các con hay thương xót”.
Blessed is the one who is able to accept and be part in the
upside down world of God for he/she allows the Kingdom
of God to be revealed but woe to the one who misses this
opportunity and turns away and rejects the invitation of
God to be part of it.
Sống trên trần gian, tự nhiên ai trong chúng ta cũng khát mong được hạnh phúc, được thoải mái, được dễ chịu,
được mọi điều như ý. Chính vì niềm khát mong, đó mà nhiều người đã tận dụng mọi cách, áp dụng mọi
phương thế, bất chấp mọi thủ đoạn, dù tốt hay xấu, chính đáng hay bất chính, miễn sao đạt được điều khát
mong.
Have you ever thought what would be your response if God
calls you to do something you’ve never done? Or how about
doing something you’ve always been doing and had to do it
in God’s own way?
Anh chị em thân mến! Phụng vụ lời Chúa hôm này bàn về việc Thiên Chúa kêu gọi con người và con người
đáp trả. Ngôn sứ Isaia được Thiên Chúa chọn gọi đi làm tiên tri của Ngài, Phaolô được Chúa kêu gọi và cải
hóa từ một tay bắt bớ đạo Chúa, nay trở nên một vị Tông Đồ nhiệt thành truyền bá giáo lý của Chúa và là
thầy dậy dân ngoại. Thánh Phêrô trong bài Tin Mừng, vì quảng đại mau mắn bỏ mọi sự đáp lại tiếng Chúa
gọi, ông từ một tay thuyền chài thô lỗ, quê mùa, dốt nát trở nên vị Tông Đồ lừng danh vào bậc nhất, có tài
trí khôn ngoan thuyết phục được mọi bậc người gia nhập đạo Chúa, tin kính Chúa Kitô là Thiên Chúa, đến
nỗi chỉ duy một bài giảng và nội trong một ngày, ngài đã thuyết phục được hơn ba ngàn người trở lại, chịu
phép Thánh Tẩy và được trở nên con cái Chúa và Hội Thánh. Phần chúng ta đã đáp lại tiếng Chúa như thế
nào? Chúng ta phải cầu nguyện để nhận ra tiếng Chúa. Muốn được như vậy, chúng ta hãy tham dự Thánh
Lễ sốt sáng, và thành tâm hối lỗi. Từ ơn gọi của các tiên tri, đến ơn gọi của các Tông đồ và cuối cùng là
ơn gọi của mỗi người chúng ta. Câu chuyện ơn gọi của ngôn sứ Isaia, Phaolô, Phêrô là mẫu số chung cho
ơn gọi của mỗi người. Ngày chúng ta được lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta được Chúa chọn để trở
thành Kitô hữu, sứ giả loan báo Tin mừng. Đôi lúc chúng ta nghĩ rằng mình không xứng đáng. Nhưng Chúa
chọn gọi ai là Người biến đổi như đã biến đổi tiên tri Isaia, Phaolô, Phêrô, dù chúng ta bất xứng. Mong
sao, mỗi người chúng ta ý thức được trách nhiệm, bổn phận cao quý của mình là trở nên sứ giả Tin Mừng
của Thiên Chúa giữa đời hôm nay.
What we have in this Feast is a reminder about
faithful serving and hopeful waiting for the fulfillment of God’s promises. The story of Simeon and
Anna is a story of many of us - keep on hoping
and looking ahead of what God can do to our life
and giving up is not an option.
“Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Iraen Dân Chúa”. Đó là lời ca tụng của cụ già
Simêôn. Lời ca tụng này diễn tả chủ đề chính yếu của Phụng vụ hôm nay. Chủ đề “Ánh Sáng” được nhấn
mạnh trong phụng vụ lễ Giáng Sinh, Lễ Hiển Linh và Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa. Ngày hôm nay, một
lần nữa, chủ để này lại được nhắc tới. Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian. Người đến để chiếu soi đêm tối
nơi lòng người. Đó là đêm tối của hận thù, chia rẽ, tội lỗi và sự chết. Tác giả Tin Mừng thứ bốn giới thiệu
với chúng ta: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” Chính Chúa Giêsu
khẳng định: “Chính tôi là ánh sáng cho trần gian, ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận
được ánh sáng đem lại sự sống.” Người đã chữa cho người mù từ khi mới sinh, không chỉ con mắt thể lý,
mà còn con mắt tâm hồn. Nhờ đó anh trở nên sáng mắt và sáng suốt nhận ra Người là Đấng Thiên sai và
Đấng Cứu độ trần gian. Ngày hôm nay, Chúa Giêsu cũng đang đặt mỗi người chúng ta đứng trước sự lựa
chọn: thuộc về Người hay không. Chúa “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6), nhưng chúng ta
chấp nhận hay từ chối Người, câu trả lời thuộc về sự tự do của mỗi chúng ta. Mỗi chúng ta hãy cầu
nguyện, suy tư để nhìn lại những gì Chúa đã thực hiện cho chúng ta trong cuộc sống hiện tại, từ đó chúng
ta có thể đưa ra quyết định cuối cùng cho chính mình. Nguyện xin Chúa ban ơn và soi sáng cho lựa chọn
quan trọng này của chúng ta. Amen.!!
We are so familiar with this traffic safety warning: STOP, LOOK
and LISTEN. Our Gospel this Second Sunday in Ordinary Time
invites us to dig deeper into this safety warning as we embark in
this Ordinary Time spiritual journey but will be rearranged a bit:
STOP, LISTEN and LOOK.
Thánh Gioan là tác giả duy nhất kể lại dấu lạ Cana. Khởi đi từ lời tuyên bố: Ngôi Lời đã làm người và ở
với chúng ta. Qua việc Đức Giêsu đến dự tiệc cưới, ông muốn diễn tả hình ảnh một Đức Giêsu đến trần
gian để sống giữa mọi người. Người chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của cuộc đời nhân thế. Người hiện
diện giữa họ để đem cho họ niềm vui. Chúa hiện diện trong những đám cưới, đám tang là những sự kiện
rất đỗi thường tình của cuộc sống. Người đến tiệc cưới để chúc lành và làm cho niềm vui của cô dâu chú
rể nên trọn vẹn. Giáo Hội dựa trên sự kiện này để dạy chúng ta về việc Chúa thiết lập Bí tích hôn phối.
Khi đôi bạn nam nữ tiến đến bàn thờ để thề hứa chung thuỷ với nhau trọn đời, Thiên Chúa sẽ chúc phúc
cho tình yêu hôn nhân của họ. Bí tích hôn nhân là mối dây yêu thương ràng buộc hai người suốt đời, đồng
thời ban ơn nâng đỡ để đôi bạn vượt lên những khó khăn của đời sống gia đình. Trình thuật của thánh
Gioan làm nổi bật vai trò và sự tinh tế của Đức Trinh nữ Maria. Phép lạ xảy đến do quyền năng của Thiên
Chúa và với sự cộng tác của những gia nhân. Những người này đã nghe lời khuyên của Đức Maria:
“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Ngày hôm nay, Đức Trinh nữ vẫn hiện diện giữa chúng ta, để
can thiệp và cứu giúp chúng ta với tâm tình hiền mẫu. Đức Mẹ luôn hướng dẫn và giúp chúng ta thực thi
Lời Chúa, như xưa Đức Mẹ luôn ghi nhớ và suy niệm Lời Chúa trong lòng. Vâng lời Chúa và làm theo
huấn lệnh của Người, đó chính là bí quyết để làm nên những điều lạ lùng trong cuộc sống.
In the Gospel on this Feast of the Baptism of the Lord,
a voice came from heaven saying: “You are my
beloved Son; with you I am well pleased.” (Luke 3:22).
By virtue of our own baptism, we too have become
sons and daughters of the heavenly Father and are
called to live a life pleasing to Him. This identity is
indissoluble and this is the grace of God in the sacrament of Baptism.
Sông Gio-đăng, tiếng Do Thái là "yarad" có nghĩa là đi xuống. Sông Gio-đăng phát nguồn từ ngọn núi Héc-
mon ở độ cao 520m. suốt 220km đường dài dòng sông không ngừng đi xuống. Thoạt tiên sông chảy vào
hồ Hu-lê chỉ còn 68m trên mực nước biển. Kế đó sông chảy vào biển hồ Galilê, nơi Chúa Giêsu thường
qua lại, và các tông đồ thường chài lưới. Ở đây lòng hồ sâu 212m dưới mực nước biển. Sông tiếp tục
chảy xuống miền Nam, đổ vào Biển Chết. Ở đây độ sâu là 394m dưới mức nước biển. Có thể nói đây là
điểm thấp nhất của địa cầu. Khi Chúa Giêsu bước xuống sông Gio-đăng để chịu phép rửa, Người đã
xuống chỗ thấp nhất không chỉ về chiều sâu theo không gian địa lý mà còn về chiều sâu tâm lý xã hội.
Bước xuống để Gioan Baotixita làm phép rửa tội, Chúa Giêsu đã hoà mình vào dòng thác người tội lỗi, cần
thống hối ăn năn. Tuy đến để cứu độ người tội lỗi, nhưng Chúa Giêsu không cho mình quyền đứng trên kẻ
tội lỗi. Người đã hạ mình xuống ngang hàng với họ, liên đới với họ và trở nên anh em của họ. Không ai
nhận ra Người. Mọi người đều cho rằng Người là một trong những kẻ tội lỗi. Khiêm nhướng là một phép
rửa. Vì khiêm nhường là sự quên mình, là chết đi một chút. Gìm mình vào dòng sông là chấp nhận đau khổ
và chết đi. Cái chết chính là phép rửa như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: "Thầy còn phải chịu một
phép rửa, và Thầy những bồn chồn chờ đến lúc hoàn tất". Người còn hỏi hai ông Gioan và Giacôbê khi hai
ông này đến xin được ngồi bên tả, bên hữu trong nước Người: "Các ngươi có thể uống chén Ta uống và
chịu thanh tẩy thứ thanh tẩy Ta phải chịu không?" Chúng ta sẽ trả lời như thế nào?