“Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Iraen Dân Chúa”. Đó là lời ca tụng của cụ già
Simêôn. Lời ca tụng này diễn tả chủ đề chính yếu của Phụng vụ hôm nay. Chủ đề “Ánh Sáng” được nhấn
mạnh trong phụng vụ lễ Giáng Sinh, Lễ Hiển Linh và Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa. Ngày hôm nay, một
lần nữa, chủ để này lại được nhắc tới. Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian. Người đến để chiếu soi đêm tối
nơi lòng người. Đó là đêm tối của hận thù, chia rẽ, tội lỗi và sự chết. Tác giả Tin Mừng thứ bốn giới thiệu
với chúng ta: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” Chính Chúa Giêsu
khẳng định: “Chính tôi là ánh sáng cho trần gian, ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận
được ánh sáng đem lại sự sống.” Người đã chữa cho người mù từ khi mới sinh, không chỉ con mắt thể lý,
mà còn con mắt tâm hồn. Nhờ đó anh trở nên sáng mắt và sáng suốt nhận ra Người là Đấng Thiên sai và
Đấng Cứu độ trần gian. Ngày hôm nay, Chúa Giêsu cũng đang đặt mỗi người chúng ta đứng trước sự lựa
chọn: thuộc về Người hay không. Chúa “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6), nhưng chúng ta
chấp nhận hay từ chối Người, câu trả lời thuộc về sự tự do của mỗi chúng ta. Mỗi chúng ta hãy cầu
nguyện, suy tư để nhìn lại những gì Chúa đã thực hiện cho chúng ta trong cuộc sống hiện tại, từ đó chúng
ta có thể đưa ra quyết định cuối cùng cho chính mình. Nguyện xin Chúa ban ơn và soi sáng cho lựa chọn
quan trọng này của chúng ta. Amen.!!
We are so familiar with this traffic safety warning: STOP, LOOK
and LISTEN. Our Gospel this Second Sunday in Ordinary Time
invites us to dig deeper into this safety warning as we embark in
this Ordinary Time spiritual journey but will be rearranged a bit:
STOP, LISTEN and LOOK.
Thánh Gioan là tác giả duy nhất kể lại dấu lạ Cana. Khởi đi từ lời tuyên bố: Ngôi Lời đã làm người và ở
với chúng ta. Qua việc Đức Giêsu đến dự tiệc cưới, ông muốn diễn tả hình ảnh một Đức Giêsu đến trần
gian để sống giữa mọi người. Người chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của cuộc đời nhân thế. Người hiện
diện giữa họ để đem cho họ niềm vui. Chúa hiện diện trong những đám cưới, đám tang là những sự kiện
rất đỗi thường tình của cuộc sống. Người đến tiệc cưới để chúc lành và làm cho niềm vui của cô dâu chú
rể nên trọn vẹn. Giáo Hội dựa trên sự kiện này để dạy chúng ta về việc Chúa thiết lập Bí tích hôn phối.
Khi đôi bạn nam nữ tiến đến bàn thờ để thề hứa chung thuỷ với nhau trọn đời, Thiên Chúa sẽ chúc phúc
cho tình yêu hôn nhân của họ. Bí tích hôn nhân là mối dây yêu thương ràng buộc hai người suốt đời, đồng
thời ban ơn nâng đỡ để đôi bạn vượt lên những khó khăn của đời sống gia đình. Trình thuật của thánh
Gioan làm nổi bật vai trò và sự tinh tế của Đức Trinh nữ Maria. Phép lạ xảy đến do quyền năng của Thiên
Chúa và với sự cộng tác của những gia nhân. Những người này đã nghe lời khuyên của Đức Maria:
“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Ngày hôm nay, Đức Trinh nữ vẫn hiện diện giữa chúng ta, để
can thiệp và cứu giúp chúng ta với tâm tình hiền mẫu. Đức Mẹ luôn hướng dẫn và giúp chúng ta thực thi
Lời Chúa, như xưa Đức Mẹ luôn ghi nhớ và suy niệm Lời Chúa trong lòng. Vâng lời Chúa và làm theo
huấn lệnh của Người, đó chính là bí quyết để làm nên những điều lạ lùng trong cuộc sống.
In the Gospel on this Feast of the Baptism of the Lord,
a voice came from heaven saying: “You are my
beloved Son; with you I am well pleased.” (Luke 3:22).
By virtue of our own baptism, we too have become
sons and daughters of the heavenly Father and are
called to live a life pleasing to Him. This identity is
indissoluble and this is the grace of God in the sacrament of Baptism.
Sông Gio-đăng, tiếng Do Thái là "yarad" có nghĩa là đi xuống. Sông Gio-đăng phát nguồn từ ngọn núi Héc-
mon ở độ cao 520m. suốt 220km đường dài dòng sông không ngừng đi xuống. Thoạt tiên sông chảy vào
hồ Hu-lê chỉ còn 68m trên mực nước biển. Kế đó sông chảy vào biển hồ Galilê, nơi Chúa Giêsu thường
qua lại, và các tông đồ thường chài lưới. Ở đây lòng hồ sâu 212m dưới mực nước biển. Sông tiếp tục
chảy xuống miền Nam, đổ vào Biển Chết. Ở đây độ sâu là 394m dưới mức nước biển. Có thể nói đây là
điểm thấp nhất của địa cầu. Khi Chúa Giêsu bước xuống sông Gio-đăng để chịu phép rửa, Người đã
xuống chỗ thấp nhất không chỉ về chiều sâu theo không gian địa lý mà còn về chiều sâu tâm lý xã hội.
Bước xuống để Gioan Baotixita làm phép rửa tội, Chúa Giêsu đã hoà mình vào dòng thác người tội lỗi, cần
thống hối ăn năn. Tuy đến để cứu độ người tội lỗi, nhưng Chúa Giêsu không cho mình quyền đứng trên kẻ
tội lỗi. Người đã hạ mình xuống ngang hàng với họ, liên đới với họ và trở nên anh em của họ. Không ai
nhận ra Người. Mọi người đều cho rằng Người là một trong những kẻ tội lỗi. Khiêm nhướng là một phép
rửa. Vì khiêm nhường là sự quên mình, là chết đi một chút. Gìm mình vào dòng sông là chấp nhận đau khổ
và chết đi. Cái chết chính là phép rửa như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: "Thầy còn phải chịu một
phép rửa, và Thầy những bồn chồn chờ đến lúc hoàn tất". Người còn hỏi hai ông Gioan và Giacôbê khi hai
ông này đến xin được ngồi bên tả, bên hữu trong nước Người: "Các ngươi có thể uống chén Ta uống và
chịu thanh tẩy thứ thanh tẩy Ta phải chịu không?" Chúng ta sẽ trả lời như thế nào?
Searching
for Jesus in the midst of discouragement and uncertainties might be challenging but fulfilling, and meeting Jesus is an invitation to have a change of route,
a change of heart. The journey of the Magi is our
own journey of faith and hope in finding Jesus.
There might be challenges, some might be discouraging but finding Jesus at the end of the journey is
having that transformative relationship with him.
Muốn là Kitô hữu thực thụ, người tín hữu cần có một tâm hồn khao khát Chúa, khao khát
chân lý, khao khát sự thật. Chỉ với một tâm hồn luôn khao khát Thiên Chúa người ta mới
có thể nhận ra được những dấu chỉ Chúa gửi đến trong cuộc sống; người ta mới nhạy
bén nhận ra lời mời gọi nhỏ nhẹ của Thiên Chúa. Cũng ngôi sao ấy, nhưng chỉ những
tâm hồn khát khao gặp gỡ Thiên Chúa như các đạo sĩ mới nhận ra lời mời gọi đến gặp
Hài nhi mới hạ sinh. Nhưng nguyên khao khát Chúa thôi chưa đủ. Một thái độ luôn sẵn
sàng lên đường đi tìm gặp Chúa là điều tối cần thiết. Các đạo sĩ không ngồi chờ thụ
động. Thấy ánh sao lạ, họ quyết tâm lên đường ngay để thực hiện cuộc tìm kiếm. Đối
với họ, lên đường không là điều đơn giản. Họ phải ngưng công ăn việc làm, bỏ dở nhiều
dự định, dấn thân vào xứ lạ, vượt sa mạc mênh mông khô cằn, đi nhưng chưa biết chắc
địa chỉ mình đến. Có lúc như tuyệt vọng: ngôi sao biến mất. Dầu vậy họ đã không nản
lòng. Họ cứ tiếp tục lên đường và lòng kiên trì đã đưa họ tới đích. Họ đã gặp Thiên
Chúa ở một nơi không phải cao sang, không phải cung vàng điện ngọc, nhưng là nơi
máng cỏ, nơi hang đá giá lạnh; không phải là một ông hoàng nhưng là một hài nhi bé
nhỏ; không phải vua chúa quan quyền vây quanh nhưng là hai người thường dân quê
mùa cùng với lũ trẻ chăn chiên chăn bò. Chỉ có thái độ dám lên đường như các đạo sĩ,
chúng ta mới gặp được Thiên Chúa.