Quả thực, có tấm lòng thương xót người khác là một điều tốt rồi nhưng chưa đủ, có
những lời nói thương xót người khác cũng là một điều tốt rồi nhưng cũng chưa đủ, mà
cần phải có việc làm cụ thể, cần phải có hành động thương xót thực sự nữa. Chúa
Giêsu đã thể hiện như thế và Ngài dạy chúng ta hãy sống như thế. Cũng vậy, có lòng
trắc ẩn hay những lời nói an ủi, khích lệ, cảm thông là thái độ tốt rồi, nhưng tốt nhất
vẫn là biết chia sẻ, biết san sẻ giúp đỡ. Chúa không đòi chúng ta những việc làm to
lớn, nhưng đòi chúng ta phải biết san sẻ, phải biết cho những gì trong tầm tay, trong
khả năng của mình, phần còn lại chúng ta sẽ được Chúa tiếp tay thực hiện. Điều quan
trọng không phải là cho ít hay cho nhiều, nhưng là ở chỗ chúng ta có con mắt đức tin
đủ để nhận ra những người khác cũng là con Thiên Chúa, cũng là anh em của chúng
ta. Xin Chúa cho chúng ta biết động lòng trắc ẩn trước những đau khổ của người
khác. Xin Chúa tiếp tay trợ giúp chúng ta để tình yêu thương nhân ái được tỏa lan
rộng rãi hơn. Trong cuộc sống, chúng ta hãy cộng tác với nhau và nhất là cộng tác với
ơn Chúa để hoàn thành trách nhiệm đời mình và cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày
càng tốt đẹp hơn.
Thiên Chúa là Tình Yêu, Ngài đã tạo dựng và chăm sóc con người, nhất là luôn muốn con
người không những sống mà còn sống dồi dào trong tình yêu hỗ tương giữa Chúa Cha và
Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Ngài không muốn con người phải hư mất hay bị diệt
vọng, nhưng muốn con người đạt tới cùng đích là sống viên mãn tràn đầy. Thánh Vịnh.22 tán
tụng Thiên Chúa, Mục Tử nhân lành, lo cho đoàn chiên có cỏ non, nước ngọt và bóng mát,
che chở chiên khỏi sói dữ và quân trộm cướp. Tác giả Thánh Vịnh cảm nghiệm rằng, được
sống dưới sự chăn dắt của Chúa thì sẽ không thiếu chi và không còn phải sợ gì: “Chúa chăn
nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn
nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng” (Tv 22, 1-3). Ðiều
này có nghĩa là Thiên Chúa muốn hướng dẫn chúng ta tới các đồng cỏ tốt tươi, nơi chúng ta
có thể được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Không có Chúa Kitô hướng dẫn, chúng ta không thể tìm
được hướng đi đúng. Xa Chúa Giêsu và lìa khỏi tình yêu của Người, chúng ta sẽ đánh mất
chính mình. Có Chúa Giêsu ở bên, chúng ta có thể tiến bước một cách chắc chắn, vượt qua
các thử thách, tiến lên trong tình yêu. Hãy an tâm, vì Chúa luôn chăm sóc giữ gìn, không
đành để mất một ai, miễn sao chúng ta biết luôn lắng nghe theo tiếng Chúa.
What does this Gospel say to the Church today? How, in
today’s world, should we interpret the command of Jesus
to go forth without money or food, with only sandals, staff
and a single garment? New Testament scholar Brendan
Byrne offers this insight: “Today’s Gospel reminds the
Church that the effectiveness of its prophetic role – its
critique of prevailing cultural assumptions and practices -
will largely be in proportion to the ‘lightness’ with which it
travels, its trust in the goodness (hospitality) of ordinary
people, and the lack of self-seeking its clergy present to
the world.”
Những người được chọn và sai đi không hẳn là người tài giỏi. Ngôn sứ Amos đã thú nhận:
tôi không phải dòng dõi ngôn sứ, mà chỉ là một người chăn chiên bò và chuyên đi hái sung,
nhưng Chúa đã chọn và gọi tôi và nói: ‘Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta’. Ông
là vị ngôn sứ của người nghèo. Như thế, sự khôn ngoan can đảm nơi các ngôn sứ đến từ
Chúa. Ngài sai các ông đi và hướng dẫn cho các ông những điều các ông rao giảng. Như
Chúa đã sai các môn đệ, hôm nay Người cũng sai chúng ta, là những người tín hữu, nam
cũng như nữ, giàu cũng như nghèo. Tất cả mọi tín hữu đều có ơn gọi thừa sai, loan truyền
Danh Chúa trong mọi hoàn cảnh, phù hợp với bậc sống và điều kiện của mình. Ca tụng vinh
quang ân sủng của Chúa, đó chính là giới thiệu và loan truyền, để Người được nhận biết
giữa những người đang sống xung quanh chúng ta. Thành công của sứ vụ loan báo Tin
Mừng không lệ thuộc vào những phương tiện trần gian, cũng không do sức riêng của con
người, nhưng là do Chúa. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đã dặn dò các môn đệ rất kỹ
lưỡng, và lời dặn dò đó cũng được áp dụng cho chúng ta hôm nay. Người dạy chúng ta phải
buông bỏ để thanh thoát nhẹ nhàng, dễ dàng lên đường mà không bị dính bén hay ràng
buộc. Hành trang quan trọng là lòng tín thác nơi Thiên Chúa. Chúa cũng dạy chúng ta phải
kiên trì.
The Gospel reading for this Sunday takes us to the story of
Jesus’ rejection by the people of Nazareth. Jesus is coming “to
his own country.” The literal Greek is patrída which means his
fatherland, the place from which he hailed, his hometown. He
has come back in order to teach and preach. But they took
offense at him. They said, “Where did this man get all this? Is
he not the carpenter, the son of Mary, and the brother of James
and Joses and Judas and Simon?”
Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa phán với loài người qua các ngôn sứ và các tổ phụ. Các ngôn sứ
được Chúa sai đến thường bị bạc đãi và tẩy chay như ngôn sứ Êdêkien. Thánh Phaolô cũng chịu
chung một số phận như các ngôn sứ: Bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Khi Đức
Giêsu về thăm quê nhà như Phúc âm hôm nay thuật lại, Người gặp thái độ nghi ngờ và tẩy chay của
người đồng hương. Dân chúng không phàn nàn vì lời Người giảng dạy có tính cách nông cạn. Trái
lại, họ phải sửng sốt về những lời giảng dạy sâu sắc của Người. Dân chúng cho rằng họ biết tất cả
về gia cảnh, thân thế và sự nghiệp của Người. Họ biết Người là con bà Maria nội trợ, con ông thợ
mộc Giuse, không được đi học trường đạo tạo giáo sĩ hay kinh sư. Thế thì tại sao Người lại có thể
biết nhiều về Kinh thánh như vậy? Vì thế họ không chấp nhận Người, và họ ganh tị Người.