Anh chị em thân mến! Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc ly trước khi tự hiến chịu tử nạn và Phục Sinh, thiết lập một giao ước mới thay thế giao ước cũ thời ông Môisê, để nhân loại được giao hòa với Thiên Chúa và lãnh nhận ơn cứu độ. Như vậy Thánh Thể là trung tâm điểm đời sống của chúng ta. “Hãy nhận lấy mà ăn!”. Đây là lời của Chúa Giê-su, khi Người thiết lập bí tích Thánh Thể. Đây không phải là một lời nói có ý nghĩa tượng trưng hay dùng hình ảnh so sánh. Đức Giê-su hiến mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng đức tin của tín hữu. Như người mẹ sẵn sàng hy sinh mọi sự cho con mình, Đức Giê-su để lại cho trần gian chính máu thịt mình. Thánh Thể là bí tích yêu thương. Nơi Thánh Thể, Chúa Giê-su hiện diện âm thầm khiêm tốn, để gặp gỡ và lắng nghe những nỗi niềm của nhân thế. Ngài cùng đi với con người trong mọi nẻo đường của cuộc sống còn nhiều thử thách chông gai. Hãy đến với Chúa Giê-su Thánh Thể để tôn vinh tình yêu thương của Thiên Chúa. Hãy năng nhận lãnh lương thực thiêng liêng để chúng ta được thần linh hoá và được nếm hưởng hạnh phúc Thiên đàng ngay khi còn sống nơi dương thế.
May 24th, we marked the conclusion of our Catechetical Year 2023-2024 with a Mass. I am overwhelmed with joy and filled with hope knowing that hundreds of children have received the Eucharist for the first time and teens and adults have finally been confirmed in their faith. Not to mention, the many more young disciples and their parents who received their faith formation. But we cannot rest on our laurels. The journey continues and so does the mission.
Ba Ngôi Thiên Chúa sống bằng một lương thực thần linh, cùng một sự song, đó là tình yêu thần linh. Chúng ta được tham dự vào sự sống của Ba Ngôi, khi đi vào cử hành mầu nhiệm vượt qua trong thánh lễ. Với chúng ta, sự sống ấy là sự sống của Đức Kitô, Mình và Máu Đức Kitô trao ban qua thánh thể “Ai ăn Thịt Ta, và uống Máu Ta, thì có sự sống đời đời” (Ga 6,34). Khi chia sẽ chén hiệp thông cuả Ba Ngôi, chúng ta được mời gọi hiệp thông với nhau, để trở nên một như Ba Ngôi là một (Ga 17,21). Chúng ta đến Nhà thờ để tìm Chúa và gặp Chúa. Nói theo kiểu nói của Đức Hồng y Henry de Lubac: Con người tìm Chúa là một người bơi lội giữa đại dương. Mỗi lần tiến tới là đẩy lui một đợt sóng. Bơi lội giữa đại dương làm cho con người khiếp đảm lo sợ không tới bến. Nhưng Thiên Chúa vừa là bến bờ vừa là đại dương. Ai bơi lội trong đại dương là bơi lội trong Thiên Chúa. Hướng tới Chúa đã là ở trong Chúa, tìm Chúa gặp Chúa là hướng về Chúa. Không có sự tìm kiếm nào mà không phải phấn đấu, không gặp mâu thuẫn đau khổ. Nhưng chúng ta tin vào Thiên Chúa đang ở với chúng ta, trong Đức Kitô, và lôi kéo chúng ta với sức mạnh Chúa Thánh Thần. Sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, là sống hiệp thông và chia sẽ, là ở lại trong tình yêu. Mỗi ngày người tín hữu chúng ta làm dấu Thánh giá nhiều lần trên thân xác “Nhân danh Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh thần”. Ước gì mỗi người cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, hiệp thông chia sẽ trong cuộc sống hàng ngày của mình.
“The Paraclete is a witness in defense of Jesus and a spokesman for him in the context of his trial by his enemies; the Paraclete is a consoler of the disciples for he takes Jesus’ place among them; the Paraclete is a teacher and guide of the disciples and thus their helper. New Testament scholar Brendan Byrne, on the other hand, offers us this: “A Paraclete is someone that you would want standing beside you when you are in a difficult situation - under accusation, at a loss for what to say, needing defense.” Come, Holy Spirit, fill the hearts of your faithful and kindle in them the fire of your love.
In the family, there is the mother. Every human person owes his or her life to a mother, and almost always owes much of what follows in life, both human and spiritual formation, to her. Yet, despite being highly lauded from a symbolic point of view, the mother is rarely listened to or helped in daily life, rarely considered central to society in her role. Rather, often the readiness of mothers to make sacrifices for their children is taken advantage of so as to “save” on social spending.
Đức Giêsu đã chịu chết và được Thiên Chúa phục sinh. Được phục sinh là điều kỳ diệu, chưa từng thấy. Đấng từ thế giới Thiên Chúa bước xuống thế giới con người. Sau khi hoàn tất công trình cứu độ, Ngài trở về với Thiên Chúa. Lễ Thăng Thiên là lễ mừng Con Thiên Chúa thành công. Chính Thiên Chúa Cha rước Con về, đưa Con lên, tôn vinh Con trong thế giới thần linh vĩnh cửu. Người Con này không những có thần tính, mà còn có nhân tính. Ngài là Con Người đầu tiên đi vào thế giới của Thiên Chúa, với thân xác phục sinh được hoàn toàn biến đổi. Chúa Giêsu được rước về trời, ngự bên hữu Thiên Chúa. Ngài là Đầu, mở cửa trời cho cả nhân loại bước vào, từ người đầu tiên là Ađam cho đến người cuối lúc tận thế. Lễ Thăng Thiên là lễ mừng cho phẩm giá con người. Nhân loại biết mình đi đâu sau cuộc sống ngắn ngủi tại thế. Thân xác con người biết mình sẽ không trở về bụi tro. Thiên Chúa và con người không gì chia lìa được. Lễ Chúa về trời nhắc chúng ta về sức hút của đất. Hấp dẫn của đất làm ta quên rằng trời mới là chỗ dừng chân. Những lo âu về cơm áo gạo tiền làm ta khép lại, so đo và ích kỷ. Những đau thương của phận người làm ta mất niềm hy vọng. Đất thì gần, còn trời lại xa xôi. Làm sao ta sống để người khác nhận ra trời ở ngay trong đất? Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ở lại trong Chúa, để qua cuộc sống hàng ngày của chúng con, mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện. Amen.!!!
How does Christ love? He lays down his life for his friends. It is the greatest form of love. It is a sacrificial kind of love. It is a love offered generously that, when fully received, makes the one who receives it holy.
Chúng ta chuẩn bị mừng lễ Chúa Giê-su lên trời. Phụng vụ hôm nay dường như muốn truyền lại cho chúng ta lời di chúc của Chúa Giê-su, hay còn gọi là di ngôn của Người. Trong khung cảnh sau bữa Tiệc ly của ngày thứ Năm trước lễ Vượt Qua, Chúa Giê-su đã trải lòng với các môn đệ bằng những lời tâm huyết tự trái tim. Người biết trước các ông sẽ phải đối diện với trăm ngàn thử thách. Người uý lạo các ông và hứa sẽ ban Đấng Phù Trợ là Chúa Thánh Thần. Giữa những khó khăn thử thách chất chồng ấy, các ông có thể tìm thấy sức mạnh nơi tình yêu thương. Lời dặn: “Hãy yêu thương nhau” được lặp đi lặp lại như điệp khúc của bản nhạc diễn tả tâm tình thầy trò vào giờ phút linh thiêng nhất. Chúa nói với họ: Người sẽ không còn hiện diện hữu hình như từ trước tới nay nữa nhưng Người sẽ hiện diện giữa họ và trong lòng họ, nếu họ yêu mến Người và yêu mến nhau. Chính tình yêu mến dành cho Chúa Giê-su và cho anh em sẽ làm nên sức mạnh của cộng đoàn tín hữu và sẽ là điều kiện để những hoạt động của các ông sinh hoa kết trái. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Hãy cảm nhận niềm vui và vinh dự của người Ki-tô hữu. Vẫn còn đó những thử thách gian nan nhưng người Ki-tô hữu, nhờ ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần, sẽ cảm nhận được niềmSt vui và sẽ trở nên chứng nhân của niềm vui cho thế giới hôm nay.