On November 28th, we celebrate Thanksgiving Day and it
is fitting to note that as we thank everything that has been
transpired all throughout the year, for all the blessings we
have reaped, we thank God the most for His goodness
and for continually guiding us. May we let our Lord Jesus
Christ, King of the Universe continue to reign in our hearts
forever.
Những vua chúa và hoàng hậu của trần gian này luôn có
đầy tớ hầu hạ xung quanh họ. Còn Chúa Giêsu thì không.
Ngôi vua của Người đã dẫn Người đến phục vụ tất cả mọi
người “Cũng như Con Người đến không phải để được
người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng
sống làm giá cứu chuộc muôn người.” (Mt20,28) Ngôi vua
của Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu. Người tự hạ đến trần
gian để rao giảng và để làm chứng cho tình yêu của Chúa
Cha đối với nhân loại. Người đồng hóa với mọi người
nhất là những người nghèo khổ. Đi đến đâu là Người thi
ân giáng phúc, tìm kiếm, chữa lành những ai đau bệnh và
tha thứ tội lỗi “Vì Con Người đến để tìm và cứu chữa
những gì đã mất.”
Many of us would feel uncomfortable whenever we talk
about the end of world. We fear what happens next after the
rapture. Numerous movies and novels have dwelt on the
theme of apocalypse (Greek word apokalyptein: uncover,
reveal) and more often, they presented it a very scary
manner. Known dictionaries also described this in such a
way that we end up feeling helpless. Apocalypse is a very
serious event resulting in great destruction (Cambridge
Dictionary); It is a disaster resulting in drastic, irreversible
damage to human society or the environment, especially on
a global scale (Oxford English Dictionary); It is the end or
destruction of the world especially as described in the
Christian Bible (Meriam-Webster Dictionary). Who would not
be afraid with such descriptions of the apocalypse?
Sống trên đời, ai cũng mong có một tương lai tốt lành. Bởi lẽ, theo quan niệm trần gian, tương
lai là những kỳ vọng thành đạt trong sự nghiệp hay học vấn, hoặc giàu có sung sướng về vật
chất. Người Kitô hữu cũng cố gắng để có được một điều kiện sống hạnh phúc phong lưu. Tuy
vậy, tương lai và hạnh phúc vĩnh cửu của họ là Nước Trời. Hẳn nhiên không có cuộc sống làm
chứng nào mà không phải thiệt thòi vào thân. Đó là điều làm cho chúng ta lo ngại nhất, nhưng
đó cũng chính là thước đo mức độ lòng tin của chúng ta vào Giáo Hội. Để làm chứng cho chân
lý, cho tình yêu, Đức Kitô đã phải trả giá bằng cái chết trên thập tự. Cho nên gặp phải khó khăn
trong đời sống chứng nhân là chuyện bình thường, là quy luật của muôn đời. Bởi vì sống làm
chứng là sống tận căn cái nghịch lý mất mạng để được mạng, là sống triệt để cái biện chứng
hạt lúa gieo vào lòng đất phải chết đi để làm nẩy sinh nhiều bông hạt. Đó là điều các Thánh Tử
Đạo Việt Nam đã làm và hơn nữa, đó là điều chính chúng ta cũng phải làm, nếu muốn trở nên
chứng nhân cho Đức Kitô.
“If you feel forgotten by God because you question why
He would love you, remember that you are His precious
child because you fear the Lord.” (Psalm 103:13)
Một phụ nữ khác thời Chúa Giêsu, đang sống trong cảnh túng thiếu, thế mà bà đã đem cả số tiền lương
công nhật, tức là những gì bà có để nuôi sống mình, bỏ vào hòm tiền dâng cúng cho nhà thờ, và Chúa
đã khen bà là bỏ nhiều, dâng cúng nhiều hơn những người giàu khác, tại sao vậy? Bởi vì trước mặt
Chúa, những công việc từ thiện, và cả những việc đạo đức mà những người giàu có, cụ thể là giới kinh
sư và Pharisêu, chỉ là những phương tiện trục lợi, hay xây dựng danh giá và địa vị cho họ, chứ không
phải do lòng kính mến Chúa hay thương yêu người mà phát xuất. Hạng người như thế ở thời đại nào và
ở nơi nào cũng có với những cách thức khác nhau. Họ là tỷ phú hay triệu phú, họ bỏ ra một vài triệu để
đóng góp vào công việc từ thiện hay xây cất những công trình lớn thì động lực chính có khi không phải
là đức ái, mến Chúa yêu người, mà chỉ là giá mua danh vọng. Thành thử số tiền hay công lao khó nhọc
họ bỏ ra có thể là nhiều nhưng thực sự họ chẳng cho hoặc dâng hiến được bao nhiêu. Đó là cuộc đầu
tư một vốn bốn lời, đó là sự lợi dụng tôn giáo và bác ái chứ không phải là phục vụ. Trái lại, người đàn bà
góa trong Tin Mừng tỏ ra biết phục vụ tôn giáo hết mình: hòm tiền ở hành lang nhà thờ, chắc là thu góp
để xây cất hoặc bảo trì bảo quản đền thờ, vì thời Chúa Giêsu đền thờ vẫn chưa hoàn thành. Bà không
cần biết ai đóng góp bao nhiêu, bà chỉ thấy có bổn phận đóng góp để tỏ lòng tôn thờ kính mến Chúa
theo khả năng của mình. Cho nên, bà có bao nhiêu thì dâng cúng bấy nhiêu mà không hề lo đến tương
lai, đến ban chiều, đến ngày mai sẽ ra sao, bà chỉ biết phụng sự mà không biết lợi dụng tôn giáo hay
Thiên Chúa. Chính vì thế Chúa Giêsu khen bà đã dâng cúng nhiều hơn những người khác. Chúng ta
hãy nghĩ xem: chúng ta thường làm những việc đạo đức, những việc bác ái, chia sẻ, những cách đối xử
với người khác như thế nào? Có phải với tấm lòng chân thực hay vì những lý do gì khác? Chúng ta hãy
nhớ: Chúa căn cứ vào tấm lòng chúng ta mà thưởng công cho chúng ta.
We have once again witnessed how our love for God and
for our community became evident in the just concluded 35th
Annual Harvest Festival last October 25-27, 2024. It was
such a great event seeing our community working together
sharing each other’s time, talent and treasure. What a
beautiful sight seeing the body of Christ tirelessly making
visible and concrete the two greatest commandments, love
of God and love of neighbor which is the theme of our
Gospel this 31st Sunday in Ordinary Time.