Bí tích Thánh Thể không chỉ đơn thuần là một kỷ niệm của quá khứ như nhiều người lầm tưởng. Chúa
Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích cao trọng này. Cộng đoàn Giáo Hội và mỗi tín hữu có bổn phận trình
bày giáo lý về Bí tích Thánh Thể. “Chính anh em hãy cho họ ăn” – Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ như
vậy trong bài Tin Mừng, trong lúc các ông băn khoăn không biết làm sao để dọn bữa cho đám đông dân
chúng ((Lc 9,11b-17). Hôm nay Chúa vẫn tiếp tục ra lệnh cho chúng ta dọn bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể
để nuôi dưỡng các tín hữu. Không dừng lại ở việc phục vụ lương thực thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh
Thể, Chúa mời gọi chúng ta hãy chia sẻ cho người khó nghèo bất hạnh lương thực vật chất và tinh thần.
Sự bất công giữa người nghèo và người giàu ở mọi cấp độ sẽ được san bằng, nếu các tổ chức xã hội và
cá nhân biết cộng tác với nhau để phân phối và sử dụng của cải cách hợp lý.
Bốn điểm nhấn trên cơ thể tôi làm thành hình Thánh giá. Lời tuyên xưng đức tin của tôi được nhấn mạnh
ở một mầu nhiệm rất quan trọng của Kitô giáo, đó là mầu nhiệm cứu chuộc. Đã hơn hai ngàn năm qua,
một con người bị treo trên cây gỗ đã trở thành nguồn sức mạnh cho biết bao thế hệ. Người ta đến với cây
gỗ để ôn lại một biến cố đã xảy ra trong lịch sử: đó là biến cố Con Thiên Chúa chịu đóng đinh trên thập giá.
Vâng, Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, đã mang lấy trên thân thể mình tội lỗi của muôn dân. Người đã chết
để cho con người được sống; Người đã đón nhận nhục hình để con người được danh dự vinh quang.
Đứng trước Thánh giá, người gian ác được cải hoá để trở nên thân thiện; người thù hận được biến đổi để
trở thành bao dung. Hai cây gỗ, một ngang một dọc, ẩn chứa bao sức mạnh thần kỳ. Khi làm dấu Thánh
giá trên mình, tôi tuyên xưng Chúa đã dùng Thánh giá để chuộc tội cho tôi. Tôi cũng cầu xin Chúa ban sức
mạnh để vác thánh giá cuộc đời. Quả thế, mỗi mảnh đời mang một cây thập giá; mỗi đôi vai mang một nỗi
truân chuyên. Với tâm tình của Chúa Giêsu, thập giá trần gian sẽ trở nên nhẹ nhàng; với tình yêu rộng mở,
gánh nặng cuộc đời sẽ bớt thê lương “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng
hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi
nhẹ nhàng” (Mt 11, 29-30). Vâng, khi làm dấu Thánh giá trên mình, tôi muốn làm học trò của Thày Giêsu,
để Người dạy tôi nên người trọn hảo. Dấu Thánh giá đem lại cho tôi sức mạnh kỳ diệu là thế.
In the midst of our fear and the uncertainty of
many things including perhaps our future, Jesus
reminds us to take courage, have faith, and feel
the Shalom of God. St. Paul reminds us of his
letter to the Romans 8:31, “If God is for us, who
can be against us?” Trusting the Shalom of God
does not mean, however, that everything will
change into better circumstances of life. Having
the Shalom would assure us rather, that we will
endure the sufferings and hardships, still feeling
at peace in the midst of difficult situations. That
was Christ’s assurance to His disciples and still
His assurance to all of us. SHALOM!
The Rite of Scrutinies are held on the third, fourth, and
fifth Sundays of Lent. These rites, with roots dating back
to the early Church, take place during the Sunday Mass,
each thematically linked to the Gospel reading (we will be
using Year A) of the three passages from St. John’s
Gospel which teaches the elect about the mystery of sin,
and fill them with the Spirit of Christ.